Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân)

Rar File Info: 100 files Mp3 | 2,5 Gb | Giọng đọc: nam miền Bắc 
Nghe thử: 

Tây du ký thì ôi thôi, không còn xa lạ gì với chúng ta nữa, chắc chắn tuổi thơ ai trong chúng ta cũng đã từng xem phim này ít nhất một lần rồi. Mà tuy xem nhiều là thế, nhưng lại rất ít người nắm được giá trị cốt lõi của tác phẩm ngoài cái cốt truyện ly kỳ hấp dẫn. Trước hết Tây du ký là một tác phẩm đã rất đồ sộ về số lượng nhân vật, hoàn cảnh trong suốt quá trình thỉnh kinh của thầy trò đường tăng, không những thế, mỗi nhân vật, mỗi kiếp nạn dường như đều đang ẩn chứa những triết lý ẩn dụ muốn truyền tải của tác giả, khi mà tác giả đang cố gắng phác hoạ lại hình trình tìm đạo của một đời người là như thế nào.

Bởi vì tác phẩm này được xây dựng dựa trên triết lý của nhà Phật nên chúng ta rất cần những cái nhìn từ những người thông hiểu được triết lý Phật giáo, từ đó thì mới có khả năng giảng giải đầy đủ được. Do đó, trải qua nhiều thế kỷ nay thì việc đàm luận, phân tích tác phẩm này tất nhiên là đã diễn ra rất nhiều, nhưng mà để tìm được một tác phẩm thật sự có khả năng phân tích, thấu hiểu sâu sắc được cái cốt ý của Ngô Thừa Ân thì khá hiếm, dù ngay được phân tích bời các nhà sư, các nhà Phật học.

May mắn thay thì thông qua tình cờ mình đã tìm thấy một bài luận rất là tâm đắc, đó là phần luận tây du của tác giả Huệ Khải. Vì tác giả này vốn thuộc đạo Cao Đài nên cơ bản thì tác phẩm sẽ được diễn giải dựa trên triết lý của đạo Cao Đài, và thật ra thì đạo Cao Đài cũng xây dựng dựa trên nền tảng của Phật giáo nên ý nghĩa vốn tương đồng với nhau, không khó để mọi người tiếp nhận. Dù sao đi nữa, với mình thì tác phẩm luận này tuy ngắn nhưng lại rất xuất sắc, nếu không dám nói là bản luận tốt nhất về cho tác phẩm Tây Du Ký tại Việt Nam, nhưng tiếc rằng vì tác phẩm này đã ngưng xuất bản khá lâu rồi nên mình quyết định sẽ reup lại ở đây để giới thiệu cho mọi người, cũng như là cách để đảm bảo tác phẩm luận này vẫn được lưu truyền.

Tề Thiên
Tề Thiên là trí, lý trí. Bộ phim Tây Du của nữ đạo diễn Trung Quốc Dương Khiết cho thấy đạo diễn dường như đã hiểu được vai trò quan trọng của Tề Thiên. Lý trí phải dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Thế nên, trong phim, luôn luôn vai Tề Thiên đều đi trước, để dẫn đầu mấy thầy trò.

Lý trí ưa nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém nhường nhịn ai. Cho nên Tề Thiên coi mình to ngang với Trời (Tề Thiên 齊 天 : Ngang bằng Trời), và muốn lên trời xuống biển, quậy phá đều làm được tất, không chút đắn đo, chẳng hề ngần ngại. Đối với Trời vẫn tự xưng “Lão Tôn” là tánh kiêu căng. Trước mặt Ngọc Hoàng vẫn nghinh ngang, đứng xổng lưng không chịu quỳ, ăn nói lôi thôi bất kể tôn ti trật tự, đó là tượng trưng cho đầu óc duy lý của những người muốn phủ nhận Thượng Đế. Lý trí ưa phân biện, cho nên Tề Thiên mới có con mắt lửa tròng vàng, nhìn một cái là thấy rõ bản chất và hiện tượng, biết ngay ai đúng là căn Tiên cốt Phật, ai đậy che dáng quỷ hình ma. Lý trí cũng thích đả phá, ưa đả kích, cho nên khí giới của Tề Thiên phải là thiết bổng (gậy sắt), để mà đập phá. Pháp danh của Tề Thiên vì thế là Ngộ Không 悟 空 , không (sunyata) để mà siêu vượt lên mọi đối đãi của thế giới sắc tướng và thế giới phi sắc tướng. Lý trí, tư tưởng đã suy xét, đã vận động thì ôi thôi, thiên biến vạn hóa. Cho nên thiết bổng của Tề Thiên khi nặng thì nặng vô cùng, mà lúc nhẹ thì nhẹ hơn mảy lông, muốn to nhỏ ngắn dài tùy ý, nhét gọn lỗ tai cũng xong, thế nào cũng được. Đó cũng là tư duy, ngôn ngữ, lý lẽ của con người. Hay cũng nó. Dở cũng nó. Bóp méo, vo tròn đều được cả. Đó vốn là nghề của chàng.

Lý trí vì những thuộc tính như thế nên cần thiết phải được uốn nắn luôn luôn cho hợp với kỷ cương, khuôn phép. Tề Thiên bởi vậy mà phải đội kim cô. Tuy nhiên, khi về tới chùa Lôi Âm, thành Phật rồi, không cần cởi, vòng kim cô tự lúc nào đã biến mất. Cái trí con người khi đã thuần dưỡng thì không cần kỷ luật nó vẫn vận động đúng. Giống như trẻ con mới đi học, tập viết phải có giấy kẻ hàng đôi, đến chừng lớn lên viết giỏi rồi, giấy chẳng vạch hàng kẻ ô vẫn dễ dàng viết ngay ngắn. Cái trí của con người còn có một đặc điểm là xẹt rất lẹ, phóng rất nhanh, cực nhanh. Ngồi ở Sài Gòn mà có thể lan man nghĩ ngợi tới tận đâu đâu, như chu du năm châu dạo cùng bốn biển; chuyện mấy chục năm quá khứ, chớp mắt một cái là cả cuốn phim dĩ vãng trường thiên vùn vụt hiện về. Diễn tả ý này, truyện Tây Du bảo Tề Thiên có được phép cân đẩu vân, “mỗi cân đẩu vân đi được mười vạn tám nghìn dặm”. Con số 108.000 dặm ngoài ý nghĩa tượng số học còn nhằm ám chỉ tốc độ khủng khiếp của tư tưởng con người.

Tề Thiên còn tượng trưng cho cái ý phàm. Đặc điểm của nó là gì? Đức Cao Đài Thượng Đế dạy: “Ý lại tư tưởng việc vất vơ quấy quá. Mà nhứt là ý, là mối hại cho con người. Nó tư tưởng sự này sang sự nọ, chuyện ấy hết đến chuyện kia. Nó xẹt vô nhảy ra lẹ làng không chi ngăn đón nó đặng, nên mới cho nó là đứa trộm tài nghệ, xách món này, lấy vật nọ mà trước mắt muôn người có ai thấy.” Lấy thí dụ dễ hiểu, có kẻ gặp phụ nữ xinh đẹp, liền nảy lòng ham muốn, ngầm đem bụng quyến luyến. Đó là đã lén sinh ý “ăn trộm” chút ái tình rồi. Hiểu như thế sẽ lãnh hội vì sao trong Tây Du Ký Tề Thiên là tay tổ ăn trộm, nhiều lần trổ tài đạo tặc chiếm bửu bối của cõi trời, cõi người, và cõi quỷ. Chẳng hạn, mới vào Hồi thứ Năm Tề Thiên đã mau lẹ ăn trộm sạch đào tiên chín trong vườn Tây Vương Mẫu, chôm chỉa luôn năm bầu kim đơn của Thái Thượng Lão Quân ở cung Đâu Suất, và bốn hũ quỳnh tương trong cung Diêu Trì. Hồi thứ Hai Mươi Bốn, chính miệng Tề Thiên cũng tự khoe với Thổ Địa thành tích ăn trộm ấy.
.....


Nguồn: Sưu tầm.
Previous Post Next Post